1. Chuẩn bị vật tư, trang bị cần thiết để thi công
Sau khi tiến hành đánh giá xong, người thực hiện cần chuẩn bị vật tư, trang thiết bị đầy đủ. Tùy từng loại nền, thiết bị mà dòng sơn sử dụng sẽ khác nhau. Hãy tìm kiếm các địa chỉ cung cấp sơn uy tín, loại sơn phù hợp và có định mức đáp ứng được yêu cầu của sản bê tông.
Đặc biệt, người thi công cần chuẩn bị cả sơn lót và sơn phủ epoxy. Trong quá trình sử dụng cần dùng đúng giai đoạn, tránh dùng nhầm, dùng không đúng lúc.
Trong đó, vật tư thi công sơn epoxy bao gồm:
- Sơn lót
- Sơn phủ
- Dung môi pha sơn.
Ngoài ra, đơn vị thi công cũng cần chuẩn bị các loại máy móc để tiến hành sơn phủ, bao gồm:
- Máy mài công nghiệp loại lớn, thường là loại 3 pha để mài sạch sàn, loại bỏ các lớp sơn cũ một cách hiệu quả.
- Máy hút bụi cỡ lớn: được sử dụng để vệ sinh bề mặt và làm sạch khi mài sàn.
- Máy mài bằng tay: sử dụng để mài những khu vực có diện tích hẹp, góc nhỏ, cạnh tường… nơi máy công suất lớn không tới được.
- Máy trộn sơn Epoxy: sử dụng để khuấy làm đều sơn.
- Với sơn lăn epoxy cần có thêm rulo lăn sơn.
2. Quy trình thực hiện sơn Epoxy cho nền bê tông
Để thực hiện thi công sơn epoxy cho nền bê tông, bạn cần thực hiện đúng và đủ các bước sau:
Mài nền bê tông
Trước khi tiến hành sơn epoxy, bạn cần mài sạch, mịn toàn bộ bề mặt. Đây còn được gọi là bước tạo nhám cho nền bê tông. Việc tạo nhám sẽ giúp lớp sơn bám vào nền tốt hơn, giúp việc liên kết và bám dính hiệu quả, bền bỉ hơn. Lớp sơn lót và sơn phủ sẽ đều màu và đẹp hơn. Đặc biệt, bước mài nền cũng sẽ giúp loại bỏ toàn bộ các dị vật có trên nền bê tông. Từ đó giúp việc thi công thuận lợi.
Vệ sinh và xử lý các vấn đề trên nền bê tông
Sau khi mài nền bê tông, bạn cần loại bỏ các loại bụi bẩn, vết nhám bằng máy vệ sinh công nghiệp. Trong quá trình thi công sàn bê tông, chắc chắn không thể tránh được vị trí lồi lõm, khuyết tật… Vì thế, việc vệ sinh, xử lý các vấn đề là bước quan trọng khi thi công sơn epoxy.
Thi công lớp sơn lót
Sau khi làm sạch bề mặt sàn, người thi công cần tiến hành sơn các lớp sơn epoxy. Khi sơn sẽ chia thành 2 giai đoạn, đó là sơn lót và sơn phủ. Lớp sơn lót sẽ được thực hiện trước để che đi các lỗi, khuyết tật có trên bề mặt sàn bê tông. Đồng thời, sơn lót sẽ thẩm thấu hiệu quả xuống nền bê tông. Từ đó giúp tăng cường sự liên kết giữa sơn và bề mặt sàn. Điều này sẽ giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn với sàn bê tông.
Tuy nhiên, để việc sơn lót hiệu quả, người thực hiện cần lưu ý làm thật sạch bụi bẩn. Vì nếu còn bụi bẩn thì lớp sơn sẽ không mịn và bám cũng không tốt. Với bề mặt bê tông, người thi công nên thực hiện sơn 2 lớp lót để đảm bảo sự liên kết và khả năng bám dính với bề mặt bê tông.
Xử lý lại các khuyết điểm còn lại trên nền bê tông
Sau khi sơn các lớp sơn lót thành công, bạn cần tiếp tục sử dụng máy đánh nhám để làm sạch các hạt cát li ti ở phía trên mặt sàn. Đây là bước quan trọng giúp bạn có được bề mặt sơn mịn và bền nhất.
Tiến hành thi công lớp sơn phủ Epoxy
Đây là bước quan trọng khi thi công sơn epoxy. Bạn sẽ thực hiện sơn lớp sơn phủ phía trên sơn lót sau khi được làm sạch. Lớp sơn phủ này sẽ giúp bề mặt hoàn thiện hơn, có tính thẩm mỹ hơn. Đồng thời, lớp sơn phủ cũng thể hiện chất lượng của công trình. Vì thế, người thực hiện cần tiến hành lăn đều tay, cẩn thận và thực hiện đúng theo định mức được đưa ra bởi nhà sản xuất.
2.1 Đối với hệ sơn Epoxy lăn 3 lớp
Cách thi công sơn epoxy hệ lăn 3 lớp sẽ có một số khác biệt, đòi hỏi kỹ thuật và cách thực hiện khác. Để lớp sơn khô đều, bám tốt và bền bỉ, bạn cần thực hiện đúng quy trình, quy định.
Thi công lớp sơn Epoxy hệ lăn đầu tiên
Lớp sơn epoxy đầu tiên sẽ đóng vai trò tạo màu cho bề mặt bê tông. Vì thế, người thực hiện cần sơn đều, phủ đều tay theo kỹ thuật. Nếu sử dụng súng phun thì cần phun đều tay theo thời gian nhất định.
Sau đó chờ khoảng 3 – 4 tiếng để lớp sơn khô hoàn toàn. Sau đó đánh dấu những chỗ chưa đều màu, chỗ sơn còn sót. Sử dụng máy nhám hoặc xả nhám để làm sạch bề mặt.
Thi công lớp sơn Epoxy hệ lăn hoàn thiện
Lớp thứ 2 và thứ 3 vẫn tiếp tục thực hiện như lớp sơn phủ đầu tiên. Tuy nhiên, lớp thứ 2 cần chờ 24h để lớp sơn khô hoàn toàn. Và sau khi sơn xong lớp thứ 3 cần chờ 7 ngày để mùi sơn bay đi hết, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
2.2 Đối với sơn Epoxy hệ tự phẳng
Khác với hệ lăn, thi công sơn epoxy hệ tự phẳng cần thực hiện theo 3 bước sau:
+ Dán băng keo xốp ngăn cách khu vực cần thực hiện: các khu vực có màu sắc khác nhau cần được dùng băng keo dán chia đều. Sau đó màu sơn nào thì chỉ sơn trong khu vực đó.
+ Trộn sơn theo đúng tỉ lệ: tùy từng loại sơn của từng nhà sản xuất mà tỷ lệ trộn sẽ khác nhau. Hãy đọc thật kỹ, liên hệ với nhà sản xuất nếu cần hỗ trợ. Sau đó trộn đúng theo tỷ lệ được quy định.
+ Tiến hành đổ sơn ra sàn: cuối cùng, bạn cần đổ và trải đều sơn ra sàn. Sau đó chờ lớp sơn tự khô hẳn.
3. Một số lưu ý sau khi thi công sơn Epoxy
Khi thi công sơn epoxy, để việc thi công hiệu quả, an toàn và sơn đem lại thẩm mỹ cao, người thực hiện cần lưu ý một số điều sau:
- Bê tông cần có mắc từ 250 trở lên và thực hiện cắt ngay ở khe giãn nở.
- Trước khi sơn cần lựa chọn các loại dụng cụ phù hợp nhất.
- Trước khi tiến hành sơn, đơn vị thi công nên trải một lớp vải địa kỹ thuật hoặc màng bitum. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng chống thấm ngược.
- Với nền bê tông, chỉ nên sơn sau khi toàn bộ nền đã khô tối thiểu 30 ngày.
- Sau khi sơn nên chờ tối thiểu 7 ngày trước khi sử dụng.
Trên đây là các bước cần chuẩn bị và quy trình thi công sơn Epoxy. Với những ưu điểm nổi trội, sơn epoxy là lựa chọn tuyệt vời không nên bỏ qua khi sơn sàn bê tông, nhà xưởng. Để việc thi công thuận lợi nhất, hãy lưu ý lựa chọn đơn vị thi công uy tín nhé.
4. Hình ảnh thi công dự án
CẦN TƯ VẤN HỖ TRỢ
- Hotline: 0967.480.678 – 0973.006.550
- Email: congtyductinphat@gmail.com
- CÔNG TY CP XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐỨC TÍN PHÁT
- Địa chỉ: Số 61, Đường Phú Yên, Xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
- Web: http://ductinphatxd.com/